Trung tâm y tế thành phố Yên bái tổ chức tập huấn xây dựng hệ thống, quy trình báo cáo và quản lý sự cố y khoa

Trung tâm y tế thành phố Yên bái tổ chức tập huấn xây dựng hệ thống, quy trình báo cáo và quản lý sự cố y khoa

          Tổ chức An toàn Người bệnh - Mỹ (National Patient Safety Foundation = NPSF): nghiên cứu thăm dò qua điện thoại. Kết quả: 42% bệnh nhân tin rằng họ/người thân đã từng chịu hậu quả của sai sót y khoa (33% bản thân bệnh nhân, 48% người thân, hoặc với bạn bè 19%). 
Cũng  theo tham khảo kết quả của viện nghiên cứu về các báo cáo y khoa của Mỹ thì sai sót về kỹ thuật chiếm 44%, sai sót trong chẩn đoán chiếm 17%, thiếu sót trong dự phòng tổn thương chiếm 12%  và người ta cũng nhận định rằng khoảng 70% các sai sót đều được xem là có thể dự phòng được. Phần còn lại cho là những sai sót không thể dự phòng được, ví dụ như trường hợp bệnh nhân phản ứng quá mẫn với một loại thuốc nào đó mà chưa có tiền sử dị ứng được ghi nhận.
Về thuật ngữ mô tả sai sót và sự cố: Có nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này như  nhầm lẫn y khoa “medical mistakes”; Sai sót y khoa “medical error”; Sự cố y khoa không mong muốn “medical adverseevents” hay sự cố “incident”. Cho dù khác nhau về thuật ngữ nhưng các ý kiến đều hướng tới việc mô tả các sự cố y khoa không mong muốn và các sai sót có thể  xảy ra trong quá trình điều trị và chăm sóc cho người bệnh.
Về phân loại sự cố cũng được chia làm nhiều loại như sự cố đặc biệt nghiêm trọng  là sự việc gây ra cái chết không mong đợi hoặc thiệt hại nghiêm trọng cho người bệnh (tử vong, chấn thương nặng về tâm lý hoặc thể chất). Ví dụ: Bệnh nhân té ngã nghiêm trọng, truyền sai nhóm máu, phẫu thuật sai vị trí,.... Nguyên nhân được cho là không tuân thủ các chính sách, quy trình, quy định.
Rồi có sự cố sai biệt đó là việc mong đợi đối ngược với thực tế xảy ra, ví dụ: Hút thuốc trong Bệnh viện, ra vào khu phẫu thuật không mặc trang phục vô khuẩn,...
Rồi có loại sự cố suýt xảy ra là sự cố hoặc tập hợp các tình huống chưa gây nguy  hiểm hoặc tổn thương trên thực tế nhưng có khả năng gây nguy hiểm hoặc tổn thương. Ví dụ: Cấp phát sai thuốc nhưng bệnh nhân chưa sử dụng, thiết bị đang sử dụng không an toàn/không hoạt động,...
Đối với Việt Nam mặc dù đã được đề nghị báo cáo Song thực tế nhân viên Y tế vẫn còn dấu sự thật. Vì vậy, Bệnh viên không có số liệu chính xác dẫn đến bức tranh về sự cố y khoa không đầy đủ, không đánh giá được kết quả và không có giải pháp hữu hiệu để phòng ngừa.
Để đảm bảo quyền và lợi ích của người bệnh cũng như nghĩa vụ của nhân viên Y tế theo luật khám chữa bệnh, thì việc công khai sự cố y khoa là thành phần quan trọng của chiến lược cải tiến chất lượng và là đổi mới văn hóa chất lượng Bệnh viện nhằm tăng sự an toàn cho người bệnh tại các Bệnh viện. Với những mục tiêu chiến lược như vậy ngành Y tế cũng đã xây dựng được hệ thống văn bản có tính pháp lý nhằm làm căn cứ cho các Bệnh viện thực hiện như  Thông tư 07/2011/TT-BYT tại điều 14 khoản 3 quy định Bệnh viện thiết lập hệ thống báo cáo các sự cố y khoa. Thông tư 18/2009/TT-BYT về kiểm soát nhiếm khuẩn Bệnh viện quy định Bệnh viên phải có danh sách người bệnh bị nhiễm khuẩn Bệnh viện. Thông tư 19/2013/TT-BYT ngày 12 tháng 7 năm 2013 về hướng dẫn thực hiện quản lý chất lượng Bệnh viện quy định Bệnh viện có hệ thống báo cáo sự cố y khoa bắt buộc và tự nguyện, đến ngày 03 tháng 12 năm 2013 Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành quyết định số 4858/QĐ-BYT về việc thí điểm Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng Bệnh viện với quy định cụ thể về xây dựng hệ thống báo cáo sự cố y khoa.
Thực hiện các văn bản có tính pháp lý của Bộ Y tế với tinh thần cầu thị mong tiến bộ và quyết tâm cải tiến chất lượng, đổi mới phong cách phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh. Trung tâm y tế Thành phố Yên Bái đã xây dựng đề án cải tiến chất lượng Bệnh viện năm 2016 và tổ chức thực hiện, trong đó có việc tổ chức lớp tập huấn tại Trung tâm nhằm "Tạo dựng văn hóa an toàn người bệnh bằng báo cáo sự cố y khoa" để đạt mục đích:
1.Thống kê, phân tích nguyên nhân gốc và học tập kinh nghiệm từ sự cố đã xảy ra.
2. Đưa ra các giải pháp can thiệp nhằm giảm thiểu sự cố và cải tiến chất lượng. Áp dụng cho tất cả các cá nhân và đơn vị trong toàn Trung tâm.
3. Phổ biến biểu mẫu báo cáo bắt buộc các sự cố nghiêm trọng.
4. Khuyến khích báo cáo sự cố suýt xảy ra/ đã xảy ra nhưng chưa gây tổn hại cho người bệnh sử dụng để rút kinh nghiệm, KHÔNG XEM XÉT KỶ LUẬT.
5. Báo cáo phải khách quan, trung thực, kịp thời.
Về nội dung buổi tập huấn nhằm tạo cho mỗi cán bộ viên chức, người lao động trong đơn vị nắm vững được khái niệm, lý do, sự cần thiết và mục tiêu của hệ thống báo cáo và quản lý sự cố y khoa. Hiểu được định nghĩa và phân loại sự cố y khoa; Mô tả được các bước cơ bản của quy trình quản lý sự cố y khoa; Thực hiện được kỹ năng phân tích nguyên nhân gốc trong điều tra sự cố y khoa. Triển khai kế hoạch thực hiện báo cáo và thống nhất hoạt động của hệ thống báo cáo và quản lý sự cố y khoa tại Trung tâm Y tế thành phố Yên Bái với thành phần tham gia là 100% cán bộ viên chức và người lao động tại Trung tâm Y tế thành phố Yên Bái (bao gồm cả cán bộ y tế của 17 Trạm Y tế xã/ phường)
- Lớp 1: 50% quân số tổ chức vào ngày 12/9/2016 .
- Lớp 2: 50% quân số tổ chức vào ngày 13/9/2016
Qua buổi tập huấn  toàn bộ cán bộ, viên chức người lao động trong đơn vị đều thay đổi nhận thức với việc tạo dựng văn hóa an toàn người bệnh bằng báo cáo sự cố, xây dựng được hệ thống quản lý sự cố, thống kê, phân tích nguyên nhân gốc và học tập kinh nghiệm từ sự cố đã xảy ra. Thống nhất biểu mẫu, phương pháp và quy trình báo cáo để đưa ra các giải pháp can thiệp nhằm giảm thiểu sự cố và tăng cường cải tiến chất lượng Bệnh viện, quyết tâm thực hiện đổi mới một cách toàn diện cả về nhận thức, ý thức và kiến thức, không ngừng nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn người bệnh, hướng tới sự hài lòng của người bệnh. Xây dựng Trung tâm Y tế thành phố Yên Bái ngày càng phát triển vững mạnh.
                                              
CN: Ngô Thị Hồng Minh - Trưởng phòng Điều dưỡng - KSNK

Để lại bình luận của bạn

NewsDetails.AddComment.Fields.CountEmty