Hội chứng tăng Lipid máu nói riêng và bệnh xơ vữa động mạch nói chung đã chở thành vấn đề thời sự của nền y học trên thế gới trong đó có Việt Nam chúng ta, bệnh gặp nhiều ở các nước phát triển như Mỹ, Pháp, Đức, liên bang Nga,… Đối với Việt Nam qua theo dõi trên lâm sàng và các phòng khám, phòng xét nghiệm của các bệnh viện trên khắp mọi miền Đất nước thấy hội chứng tăng Lipid máu có xu thế gia tăng.
Đối với Yên Bái là tỉnh miền núi kinh tế còn khó khăn, mức sống sinh hoạt của nhân dân chưa cao, xong hội chứng tăng Lipid máu cũng đã gặp nhiều trên lâm sàng qua các kết quả xét nghiệm. Tại Trung tâm y tế thành phố Yên Bái nhiều bệnh nhân có kết quả Cholesteron, triglycerit, albumin tăng gấp 4 đến 5, 6 lần so với bình thường. Mặc dù nguyên nhân cho đến nay vẫn là yếu tố khó lý dải làm sáng tỏ hội chứng tăng lipid máu và bệnh xơ vữa động mạch nhưng trên lâm sàng ta vẫn gặp. Xong giữa hội chứng tăng Lipid máu và bệnh xơ vỡ động mạch có liên quan với nhau chặt chẽ.
Trong y văn cổ của y học cổ truyền không có cụm từ tăng Lipid máu nhưng các sách viết lại từ nhiều thế kỉ trước có đề đến các chứng (Đàm ẩm- Hung tý - Đầu thống - ..) trong đó vấn đề đàm trọc được các sách đề cập.
Trong y học cổ truyền chứng đàm có thể hiểu như sau:
Đàm nghĩa hẹp: Là chỉ những vật ứ lại ở Phế và được đưa ra ngoài còn gọi là đàm hữu hình.
Đàm nghĩa rộng: Là thứ đàm do công năng các tạng phủ rối loạn hoặc hư tổn sinh ra vì khó quan sát nên gọi là đàm vô hình (Đàm trọc nội sinh) loại đàm này là trung gian chuyển hóa các thức ăn và nước thành tân dịch bao giờ cũng có một lượng nhất định. Vì vậy, khi chức năng tạng phủ bị tổn thương, hư yếu là cơ hội chứng tăng lên và chở thành yếu tố bất lợi cho cơ thể.
Những năm gần đây do khoa học tiến bộ của cả hai nền y học đã nghiên cứu thấy có sự liên quan giữa chứng đàm trọc và hội chứng tăng Lipid máu trên cùng bệnh nhân.
1/- Bệnh nguyên: Hội chứng tăng Lipid máu phát sinh do nhiều nguyên nhân
-Yếu tố thể chất: Do tiên thiên quyết định, thường gặp là chứng tiên thiên bất túc trong sách Linh khu viết “Thọ yểu cương nhu” con người ta sinh ra có cương, có nhu, có cường có nhược, có dài có ngắn, có âm có dương…
-Yếu tố ẩm thực: Do ăn uống phàm phu quá nhiều các chất cao lương, thức ăn ngọt béo làm tổn thương chức năng tạng Tỳ - Vị khiến chuyển hóa thái qúa từ đó đàm thấp nội sinh mà sinh bệnh.
- Yếu tố ít vận động cơ thể: Sách Tố vấn thiên tuyên minh ngũ khí luận viết: “ Cứu ngọa thương khí, cứu tọa thương nhục…” Có nghĩa là nằm nhiều hại chính khí, ngồi nhiều hại chính cơ nhục..mà thương khí thì khí hư thương nhục thì tỳ hư. Vậy tỳ khí hư suy mà sinh bệnh
- Yếu tố tinh thần (Thất tình - 7 tình trí trong đông y )
- Lo nghĩ thái quá hại tỳ
- Gận dữ thái quá hại can
Mà can mộc vượng khắc lại tỳ thổ gây rối loạn hư yếu, công năng tỳ thổ vận hóa suy giảm từ đó đàm trọc ứ trệ ở các kinh mạch mà sinh bệnh
2/- Bệnh chứng:
Các yếu tố trên trực tiếp hay gián tiếp ảnh hưởng đến công năng các tạng phủ bị rối loạn hoặc hư tổn trong đó liên quan đến nhiều trạng Tỳ - Thận- Can - Tâm.
Tỳ là nguồn sinh đàm, mà tỳ khí hư yếu thì công năng vận hóa thủy cố kém, từ đó không chuyển hóa và vận hóa được ứ đọng tụ lại mà gây chứng đàm trọc, mặt khác tỳ thổ hư yếu không chế được thủy thấp khiến từ đó thủy thấp ứ đọng mà sinh đàm.
Thận là gốc của đàm, thận dương hư suy hỏa không làm ấm được thổ, thủy thấp và tân dịch không hóa khí được mà tràn nên thành đàm, thận âm hư khuy tổn, hư hỏa ở hạ tiêu chưng bốc hun nấu tân dịch cũng tạo thành đàm.
Can cũng có thể sinh đàm, các chứng uất đàm, kinh đàm, khí đàm, phong đàm đều có quan hệ mật thiết tới can.
Phế khí hư suy mất khả năng túc giáng thông điều thủy đạo, thủy dịch ngưng lại mà thành đàm hoặc giả phế âm hư bất túc âm hư hỏa hun nấu tân dịch cũng tạo thành đàm… Nói tóm lại, ngũ tạng hư yếu mà sinh ra đàm bất cứ một tạng nào trong cơ thể đều có thể sinh ra đàm khi hư suy tạo ra các triệu chứng đau đầu , mệt mỏi, đau ngực,… rất giống các triệu chứng trên lâm sàng của hội chứng tăng Lipd máu theo y học hiện đại.
3/- Điều trị:
Chú ý đến chức năng các tạng và công năng của tam tiêu tùy theo thể bệnh (Hoãn hay cấp) mà lấy phù chính làm chủ, khứ tà làm phụ hay ngược lại hoạc cùng đồng trị
Nếu Tỳ - Thận hư tổn sinh đàm trọc ta chú ý đến bổ tỳ, ích thận khứ đàm trừ thấp thanh lý thông hạ hoạt huyết thông ứ…
Đàm trọc có vai trò quan trọng trong sinh các bệnh tật nên trong điều trị ta phải chú ý đến phép chữ đàm, phép chữa hóa đàm rất phong phú xong cần nhất là: Bổ tỳ, ích thận, nhuận phế, thư can, thanh Tâm,.. Nếu đàm đã hình thành thì lý khí hóa đàm, táo thấp hóa đàm, trừ phong hóa đàm, trừ hàn hóa đàm… mà các phương vị thuốc cho phù hợp.
Hải thượng Lãn Ông viết (Y trung quan kiệt) là “ Nhất thiết không nên vét sạch cả đàm đi, vì đàm vốn sẵn có từ lúc sơ sinh cũng là vật thể nuôi sống nữa ” nghĩa theo Hải thượng Lãn Ông chỉ bỏ phần đàm thừa mà thôi, điều đó rất phù hợp trong điều trị cho tới ngày nay cả yhọc cổ truyền cũng như y học hiện đại.
Người viết bài này rất mong các quý vị đọc và hiểu được chứng bệnh cũng như kết hợp 2 nền y học hiện đại và y học cổ truyền để chữa bệnh cho người bệnh ngày một tốt hơn,tránh để chứng bệnh kéo dài mà ảnh hưởng sức khỏe người bệnh, cũng như chữa chạy tốn kém trong lúc người dân còn khó khăn về cuộc sống bộn bề.
Tác giả: BSCKI Ngụy Quang Vang - Khoa Y học cổ truyền và PHCN